Nhu cầu nhà ở xã hội lớn
Theo khảo sát mới nhất về nhu cầu nhà ở thu nhập thấp đến năm 2020 của Hà Nội, nhu cầu thực tế về vay mua nhà ở xã hội đến năm 2020 tăng gần 50% so với chương trình phát triển nhà ở Thành phố đặt ra. Điều đáng nói là nguồn cầu cao như vậy nhưng nhiều dự án tính thanh khoản vẫn không cao.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các dự án nhà ở xã hội thường nằm xa trung tâm, chưa đáp ứng đủ điều kiện sống cho cư dân. Đặc biệt nhiều dự án có tiếng là nhà ở xã hội nhưng có mức giá sàn không kém mấy so với giá nhà thương mại.
Lấy ví dụ dự án nhà ở xã hội ở 987 Tam Trinh, quận Hoàng Mai mức giá chào sàn được chủ đầu tư đưa ra là 15,2 triệu/m2, dự án nhà ở xã hội Bright City, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, cũng có giá hơn 14 triệu đồng/m2. Dự án nhà ở xã hội Eurowindow River Park ở ngay khu vực cầu Đông Trù, huyện Đông Anh cũng có giá 15 triệu đồng/m2…
Theo ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Câu Lạc bộ Bất động sản Hà Nội, giá căn hộ ở những nhà ở xã hội hiện nay không còn thấp như trước, thậm chí còn đang tăng dần, hiện giá trung bình dao động từ 14 – 16 triệu đồng/m2.

Nhà ở xã hội 2018
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do giá các nguyên vật liệu xây dựng tăng, chi phí nhân công tăng, chi phí hạ tầng cũng tăng, trong khi doanh nghiệp lại không được vay ưu đãi nên giá căn hộ buộc phải tăng.
Cũng theo ông Điệp, giá nhà thương mại bình dân với nội thất đầy đủ, có VAT, phí bảo trì cũng chỉ cao hơn nhà ở xã hội 2 – 3 triệu đồng/m2. Nếu không có chính sách hỗ trợ thì rất có thể người dân trong diện được mua nhà ở xã hội cũng sẽ quay lưng lại với thị trường này, chuyển sang nhà thương mại giá bình dân.
>> Xem thêm:
Quyết định của nhà nước
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 117/QĐ-TTg quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định theo quy định tại Nghị định số 100/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định áp dụng trong năm 2018 đối với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 5%/năm.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 13/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.
Bao gồm: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Các đối tượng trên được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
Trước đó, hồi 2016 Chính phủ đã quyết định mức lãi suất cho vay mua nhà xã hội là 5%. Sau đó, sang năm 2017 Chính phủ quyết định giảm xuống còn 4,8%/năm.
Theo đó, số lượng ban đầu từ 44.700 căn hộ, vừa được các chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh (giảm diện tích) thành 60.000 căn hộ. Số dự án này chủ yếu nằm ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Xây dựng kiến nghị, các cấp có thẩm quyền sớm xem xét bố trí đủ kế hoạch vốn trung hạn để cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015 của Chính phủ.
Đồng thời, phải kiểm soát chặt chẽ khi quyết định hoặc chấp thuận đầu tư các dự án căn hộ trung, cao cấp. Khuyến khích các dự án căn hộ diện tích nhỏ, giá trung bình để tránh xảy ra tình trạng lệch pha cung – cầu dễ gây bất ổn cho thị trường.
Thời gian gần đây, giá bán của nhiều dự án nhà ở xã hội đang giữ ở mức cao và có chiều hướng gia tăng tiệm cận dần với nhà thương mại. Thực tế này đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để tạo ra nguồn cung nhà ở có giá rẻ, đáp ứng yêu cầu bức thiết về nhà ở hiện nay.
>> Tham khảo thêm:
Với mức lãi suất ưu đãi như vậy thì việc vay mua nhà ở xã hội sẽ không còn khó khăn với những người có điều kiện khó khăn. Những ai thuộc diện được hỗ trợ nên tìm hiểu kĩ thông tin và chuẩn bị sẵn hồ sơ.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về vay mua nhà ở xã hội để quá trình vay diễn ra nhanh chóng, tránh những thủ tục phức tạp .Bachkhoatoanthu.biz sẽ cập nhập liên tục tin tức và kinh nghiệm vay mua nhà trong các bài viết tiếp theo. Khách hàng cũng có thể liên hệ tới Topbank.vn qua hotline: (024) 3 7822 888 để được tư vấn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.